Cách ủ tê mí mắt khi phun xăm đơn giản và hiệu quả

Không nên ủ nilon khi thực hiện ủ tê

Nội dung chính bài viết

Nhiều chị em tìm đến công nghệ phun xăm mí mắt để có một đường mí tự nhiên không cần kẻ eyeliner. Tuy nhiên, vùng da quanh mắt được coi là vùng da nhạy cảm, rất dễ bị kích ứng và dễ đau so với các vùng da khác trên gương mặt nên việc ủ tê mí trước khi thực hiện cũng rất cần lưu tâm. Cùng wikilamdep tìm hiểu cách ủ tê mí mắt giảm thiểu các cảm giác đau rát trước khi thực hiện nhé. 

Tầm quan trọng của việc ủ tê mí mắt

Với lực đi kim xuống lớp thượng bì của da rất thấp chỉ trong tầm 0.2 – 0.03mm, nếu bạn ủ tê đúng cách và đúng thời gian thì khách hàng sẽ không cảm thấy đau hay khó chịu gì trong suốt quá trình thực hiện. Ngược lại, nếu không kiểm soát được lực tay của thợ phun xăm và đi kim quá sâu thì tình trạng rách da gây chảy máu cũng rất dễ xảy ra. Đó cũng là nguyên nhân khiến khách hàng cảm thấy khó chịu và tăng tổng thời gian thực hiện lâu hơn rất nhiều. Theo đó, mí sẽ rất dễ bị loang màu và không bám mực gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng. 

Muốn hạn chế tối đa những rủi ro gây ra cho khách hàng, thì việc tiến hành ủ tê trước khi phun mí, mất cảm giác tạm thời cho vùng da này rất cần thiết. Cảm giác đau hay nhột của khách hàng sẽ không còn xảy ra nhiều nữa. Đồng nghĩa với việc, thợ phun cũng dễ thực hiện dễ dàng thao tác đi kim và đưa mực phun vào đúng vị trí mí mắt thêm đậm và rõ nét hơn.

Cách ủ tê mí mắt phụ thuộc vào từng tình trạng khách hàng 
Cách ủ tê mí mắt phụ thuộc vào từng tình trạng khách hàng

Thực hiện cách ủ tê mí mắt sao cho đúng?

  • Muốn đảm bảo quy trình ủ tê mí mắt diễn ra thuận lợi và tốt nhất, việc đầu tiên là phải tìm được loại thuốc tê chất lượng. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc ủ tê với độ tê khác nhau để cho bạn lựa chọn. 
  • Nhiều cơ sở làm đẹp muốn rút ngắn thời gian ủ tê mí mắt thường sẽ sử dụng loại có độ tê từ 25% – 50%, có độ dài thời gian ủ tê trong khoảng 15-25 phút ủ tê. Tuy nhiên, khi sử dụng những loại thuốc ủ tê này không phải cơ địa nào cũng thích ứng được nên cần cân nhắc thật kỹ bạn nhé. Theo ghi nhận sử dụng loại thuốc ủ tê này có thể gây khó thở, tim đập mạnh. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng độ tê đúng quy định cho phép trong y tế là 5% thì bạn sẽ mất tầm 40 phút để kết thúc thời gian ủ tê. 
  • Tùy thuộc vào trình độ tay nghề và mục đích thực hiện mà bạn cần lựa chọn loại thuốc tê phù hợp. Song để đảm bảo an toàn tuyệt đối, các cơ sở thẩm mỹ chỉ nên dùng loại tê có chất lượng tốt nhất. 
  • Một số loại tê thông thường có thể khiến da vùng mí mắt khách hàng bị căng cứng, chai bì và đặc biệt khiến mực phun khó bám. Do đó, việc đi kim nhiều lần trên vùng da mỏng không được như mong đợi mà còn gây những ảnh hưởng tiêu cực. Như bạn thấy, đó cũng chính là nguyên nhân có thể khiến mí bong ra không đều mực hoặc quá đen sẽ mất độ tự nhiên. 
  • Do đó, để giúp việc ủ tê hiệu quả và không làm thuốc tê dính vào mắt khách thì  bạn nên dùng đầu tăm lấy ra một lượng kem tê vừa đủ và nhẹ nhàng thoa lên vùng mí. Đợi quá trình ủ tê hoàn tất thì lau sạch đi để bắt đầu quá trình phun mí. 
  • Việc ủ tê đúng kỹ thuật và cho tê ngấm đủ thời gian, khách sẽ không cảm thấy đau rát khi thực hiện.

Các lưu ý “khắc cốt ghi tâm” khi ủ tê mí

Bởi mí là bộ phận cực nhạy cảm trên khuôn mặt nên mọi bước làm đều cần đặc biệt cẩn trọng trong những chi tiết sau:

  • Khi tra tê xong không nên dùng nilon ủ tê. Vì nilon ủ tê thì tê dễ khiến vùng tê thẩm thấu xuống đáy da mi, làm cho hơi tê hấp hơi vào khe mí mắt gây cảm giác rộp, cộm. Do đó, bạn chỉ cần tra tê và di di để tê thẩm thấu nhanh hơn là được. Thông thường, trong ngành y học không gọi là ủ tê mi mắt, mà chỉ có bước thoa tê và trích tê thôi nên bạn có thể hiểu ủ tê mí là cách gọi quen miệng của những thợ phun xăm mày, môi, mí. 
Không nên ủ nilon khi thực hiện ủ tê
Không nên ủ nilon khi thực hiện ủ tê
  • Phải vệ sinh sạch sẽ vùng mí mắt trước khi ủ
  • Để giảm nguy cơ gây nhiễm trùng và đạt kết quả sau làm như mong muốn, không nhổ lông mi trong ít nhất 3 ngày trước khi thực hiện.
  • Không nên trang điểm vùng mí mắt khi đi phun xăm hay nhuộm màu lông mày trước đó vài ngày. 
  • Đặc biệt chú ý bạn phải tìm hiểu tiền sử về dùng tê của khách như đã qua sinh nở, mắc các bệnh lý, hay đã từng phun xăm… để đưa ra chẩn đoán độ chai tê của khách hàng.
  • Tìm hiểu về làn da của khách để sử dụng loại tê phù hợp tránh các trường hợp vùng da nhạy cảm, da dễ kích ứng. 
  • Cuối cùng bạn đừng quên căn thời gian bạn thường làm để có thời gian ủ tê hợp lý, tránh phải sử dụng tê hỗ trợ khi đang làm.  

Xem thêmCách tạo mí mắt tại nhà hiệu quả ngay lập tức

Trên đây là những chia sẻ chân thực về cách ủ tê mí mắt mà bạn nên biết. Dù là khách hàng hay là thợ phun xăm ngành thẩm mỹ, bạn cũng nên nắm được quy trình thực hiện để chủ động trong các bước. Chúc bạn sở hữu một gương mặt tươi trẻ và một nếp mí rõ nét. Theo dõi các bài viết cùng wikilamdep mỗi ngày để biết thêm nhiều thông tin làm đẹp hữu ích nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *