NHỮNG SỰ THẬT VỀ PHẪU THUẬT THẨM MỸ NÂNG MŨI

Phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi

Nội dung chính bài viết

Mũi không phải là bộ phận có thể sửa đi sửa lại nhiều lần. Vì vậy, bạn phải xác định xuất phát điểm ban đầu của mình phù hợp với dáng và kỹ thuật nào, tránh những hậu quả không mong muốn xảy ra. Những sự thật về phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi dưới đây sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều đấy!

Theo chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Vũ Phương Ngọc (giảng viên khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ – Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP. HCM) về tính 2 mặt của phương pháp nâng mũi:

Đối với nữ, mũi và môi phải tạo góc 92 độ theo tiêu chuẩn chung trên thế giới. Tuy nhiên, trào lưu mũi dài và cụp đang làm lệch lạc tiêu chuẩn này. Thực chất mũi cụp chỉ đẹp với nam giới, còn nữ giới có dáng mũi cụp sẽ khiến gương mặt trông nặng nề và dữ dằn. Ngoài ra, dáng mũi này cũng là biểu hiện đầu mũi không được nâng đúng kỹ thuật.

Bất cứ phương pháp nào cũng có ưu, nhược điểm riêng và nhất là không có lời hứa bảo hành vĩnh viễn khi phẫu thuật thẩm mỹ. Các bác sĩ phải có vai trò hạn chế khuyết điểm, biến chứng đó tối đa cho bệnh nhân.

Phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi
Phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi ( Hình ảnh minh họa )

Dưới đây là một số phương pháp nâng mũi phổ biến:

Nâng mũi cổ điển

Nâng mũi cổ điển là phương pháp dùng một thanh độn nâng cao sóng mũi. Thanh độn này thường được dùng là sụn nhân tạo với chất liệu silicone.

Thực tế, đây là phương pháp chỉ còn áp dụng ở những quốc gia Đông Nam Á. Về nhân chủng học, da mũi của người châu Á dày hơn châu u nên có thể dùng phương pháp này. Người châu âu vốn mũi đã cao, da mỏng nên không thích hợp sử dụng cây độn nâng mũi silicone. Vì vậy, phương pháp này chỉ dành cho những người da dày, dáng mũi thon; còn nếu mũi ngắn, hếch, da mỏng tuyệt đối không ham rẻ mà lựa chọn.

Nâng mũi cổ điển có một số nhược điểm: phần đầu mũi hoàn toàn là sụn nhân tạo, nếu nâng mũi quá cao có thể chèn ép vào sụn, mạch máu ở đầu mũi, gây rối loạn tuần hoàn đầu mũi, bóng đỏ, lệch sụn,..

Nâng mũi bọc sụn

Sụn dùng để nâng mũi có thể lấy từ tai, cân cơ thái dương, dùng megaderm… Vì thế nâng mũi bọc sụn khắc phục được một số nhược điểm như bóng đỏ đầu mũi, lộ sống… Tuy nhiên, sụn ghép lên đầu mũi cũng chưa hoàn toàn giải quyết được hết các vấn đề. Sụn tai hay cân cơ ghép lên đầu mũi nếu không được mạch máu nuôi dưỡng có thể gây ra tình trạng teo dần và hoại tử.

Đặc biệt, những bạn muốn nâng mũi quá cao và dài, đặt miếng sụn không chuẩn có thể lộ miếng sụn ở đầu mũi, rất xấu. Các bác sĩ có thể khắc phục bằng kỹ thuật mới là dùng mô ở bụng lấy lên đắp vào xung quanh đầu mũi và sống mũi, giúp hạn chế mỏng da, lộ sống.

Nâng mũi cấu trúc

Nâng mũi cấu trúc là sắp lại toàn bộ cấu trúc mũi, cho phép chỉnh sửa phần thiết hụt hay không đúng vị trí, lấy bỏ phần thừa để tạo ra hình dáng mũi tự nhiên. Đây là phương pháp hiện đại, giải quyết nhiều vấn đề. Bạn có thể nâng mũi cấu trúc hoàn toàn bằng sụn sườn. Loại sụn này cứng có thể dựng sống mũi, đầu mũi.

Tuy nhiên, khi sụn sườn được lấy lên thường không giữ lại lớp màng, nên khả năng bị teo cao, khó dự đoán. Để hạn chế việc sụn sườn teo, bác sĩ thường bọc một lớp cân xung quanh.

Phương pháp nâng mũi cấu trúc thường dành cho người có mũi xấu, to, da mỏng, tẹt, gồ,… hoặc bất cứ ai cần cải thiện dáng mũi. Chúng tác động đến tất cả vị trí của mũi như sống, đầu mũ, cánh, tiền đình mũi. Do vậy, có thể nói đây là phương pháp triệt để cho kết quả cao.

Trước khi quyết định nâng mũi, bạn cần thỏa thuận kỹ với bác sĩ về dáng mũi, tránh việc ảo tưởng mũi sẽ đẹp như người mẫu. Phẫu thuật thẩm mỹ là để cải thiện cơ thể, nên tránh suy nghĩ tìm chúng để có được vẻ đẹp hoàn hảo vì đó là điều không thể. Trên đây là những thông tin về phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi bạn nên biết, Wiki làm đẹp chúc bạn luôn đẹp tự tin, rạng ngời nhất!

Xem thêm thương hiệu làm đẹp uy tín hiện nay: https://dantri.com.vn/suc-khoe/mega-gangnam-thuong-hieu-tre-hoa-uy-tin-suot-13-nam-tai-viet-nam-20210823095319522.htm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *